Vì những câu chuyện hoàn

PHÙ SINH LUYẾN - CHƯƠNG 07

Không có nhận xét nào
PHIÊN NGOẠI: CUỘC SỐNG TRÔI QUA TRƯỚC KIA CỦA THƯỢNG DUỆ

CHUYỂN NGỮ: THANH THANH



Vĩnh Yên năm thứ mười một.
Kinh đô, tháng Chạp, đại tuyết.

Do binh biến ở Nam Vực, mẫu hậu vội vàng triệu cho ta từ Nhan Châu về kinh trước. Nhìn thấy vẻ hốt hoảng của lấy lão già vốn tự cho mình là cựu thần, ta thầm cười trong bụng.
Ngày thứ hai, mẫu hậu muốn ta bồi người đi Di Sơn thấp hương. Ta vốn không mê tín, đương nhiên cũng không thích những nơi như thế. Giữa đường bèn thay y phục lẻn ra ngoài.
Tuyết rơi nhiều thật.
Không biết sao năm nay ở kinh đô tuyết đến khá chậm, tựa hồ như đang chờ một người nào đó quan trọng đến nơi rồi mới từ từ rơi xuống.
Ta đứng lặng ở khu đất trống ngoài bìa rừng của An Quốc tự.
Bàn đá ở trước mặt, là chỗ mà phụ hoàng thường hay chơi cờ cùng với Niệm Không phương trượng. Trong cốc là trà mẫu đơn của Mân Châu mà phụ hoàng thích nhất. Loại bạch trà này mới đầu ta uống cũng không quen lắm. Lúc trước cũng có bàn đá cao thế này, có một lần ta vì nghịch ngợm mà giơ tay làm loạn ván cờ đen trắng trên bàn. Sau đó chỉ với chút ít hiểu biết về cờ ta lại có thể sử dùng trí nhớ khiến người khác sửng sốt của mình xếp lại ván cờ. Phụ hoàng nâng ta lên không trung nói: “Duệ Nhi, con có lẽ là đứa con xuất sắc nhất của trẫm”.
Tiếng “răng rắc” nhẹ nhàng của bước chân đánh gãy dòng hồi ức của ta, xoay người lại trông thấy một nữ tử.
Tuyết đầu mùa Vĩnh Yên năm thứ mười một, ta gặp nàng.
Cả người vận bộ váy màu tím, trên vai khoác một cái áo lông chồn màu trắng. Nàng nhìn ta, vẻ mặt đầy kinh ngạc, mơ hồ thốt ra mấy chữ, sau đó nặng nề ngã xuống đất.
Ta bước tới định đỡ nàng dậy.
Nàng ngẩng khuôn mặt như hoa nở rộ dậy, nước mắt rơi xuống khiến cho người ta đau lòng khó hiểu. Tóc dài tản mác, phủ xuống như nước trút, bông tuyết rơi đậu lên mái tóc đen gấm của nàng, nước da trắng noãn láng mịn, đôi mắt màu đen sáng ngời. Phảng phất như Băng Tuyết tiên nữ trong truyền thuyết Côn Lôn.
Vì thế, ta không nhịn được hôn nàng.
Đôi môi mềm giống như mật ngọt, mềm mại mà lại say ngon, khiến người ta không nỡ buông ra.
Ta hôn nàng, như thể hôn một phi tần trong hậu cung. Những nữ tử đó sẽ luôn sung sướng mà đáp lại ta. Ta nghĩ, bất luận có là ai dày công nghĩ cách để nịnh nọt sủng ái, ta cũng muốn này tiến cung.
Thoáng tiếng “Bốp!”. Chợt trúng một cái tát.
Nhìn thấy gương mặt phiếm hồng như hoa tường vi của nàng, còn có cái miệng vì giận dữ mà vểnh lên. Ta bỗng nở nụ cười. Cảm thấy cô gái nhỏ này thế mà đáng yêu thật. Quả thực, ở chốn này, ta chẳng qua chỉ là một tên vô lễ háo sắc mà thôi.
Lúc nàng vội vàng chạy trốn giống như tiên tử bị một con người quấy nhiễu, mới chớp mắt đã khuất khỏi tầm nhìn. Ta chợt phát hiện một miếng ngọc bích dưới chân, nhưng không gọi cô gái kia lại, bởi vì ta muốn gặp lại nàng.
Thế nhưng, khoảnh khắc ta nhặt khối ngọc kia lên đột nhiên dừng lại, cả người cứng đờ. Ta nhận ra nó. Đó là ngọc “Tử Cẩn” mà nhiều năm trước phụ hoàng đã ban cho thế tử của Thượng Trữ hoàng huynh.
Uất Tử Cẩn.
Đứa bé mới sinh ra đã được coi như là thiên tử tương lại.
Phụ thân hắn đứng hàng cao nhất trong dòng chữ “thượng” của Uất gia, con trai trưởng dòng chính, mặc dù mẹ đẻ của huynh ấy Mục hoàng hậu qua đời đã nhiều năm, Mục gia lên xuống, rồi dần suy bại. Phụ hoàng cũng vẫn đối xử tử tế với hoàng huynh. Có thể thấy, phụ hoàng đối với người kia rất hoài niệm, cũng không có ý lập hậu lại.
Còn Uất Tử Cẩn, lúc hắn sáu tuổi tiến cung đến Thái học viện, ta mới gặp hắn lần đầu.
Miếng ngọc bội này rõ ràng là đeo trên cái cổ nhỏ bé yếu ớt của hắn. Như thành một dấu hiệu bất phàm. Người từng nhìn thấy hắn đều nói hắn với ta đều cực kỳ giống phụ hoàng.
Trước lúc Lý thái phó đến, hắn bước đến cạnh bàn ta, nghe nội quan nói, rụt rè chắp tay mà nói: “Chất nhi xin thỉnh an cửu thúc”.
Ta gật đầu: “Chào!”.
Sau đó hắn lại được dẫn tới bàn khác.
Vì thế, lần đó trở thành lần đối thoại duy nhất giữa ta và hắn.
Ngày đó, ta vẫn còn nhớ thái sư phó dạy: muốn sống lâu chớ gần vua, cũng không nên chạm vào ngôi vua, ngày nào cũng làm việc cũ, quan viên ấy còn tự lập hơn. (Đoạn này vốn là thơ, mình cố chuyển nó thành nghĩa nhưng không biết có đúng không nữa). Đây cũng là lời mà lúc phụ hoàng còn tại vị hay dạy các vị huynh trưởng của ta.
Ta là con trai thứ chín của phụ hoàng, chẳng những thứ xuất mà con đứng hàng nhỏ nhất. Mẫu thân của ta Từ thục phi, là một trong những ba ngàn phi tần của Sùng Tông hoàng đế. Ta định là sau lễ trưởng thành năm tròn mười lăm tuổi cũng giống như các huynh trưởng của ta, được sắc vị phong vương, dọn ra khỏi hoàng cung thậm chí là còn rời khỏi kinh thành. Bởi vì ta, không phải là thái tử.
Ta rất chờ mong ngày đó sẽ đến, để ta có thể thoát khỏi hết thảy giam cầm của bức tường cao của hoàng thất xa hoa này. Thậm chí còn hy vọng phụ hoàng có thể để ta dẫn quân bình định Tây Vực – mang đến những tà giáo quấy loạn.
Ta lúc nào cũng ảo tưởng đến cảnh một mình ở trên thảo nguyên mênh mông bát ngát của Tây Vực cưỡi ngựa giết địch, sau đó giống như các cậu tuẫn vong vì nước.
Nhưng mà, có vài lần mẫu thân bỗng nói với ta: “Duệ Nhi, ta quyết mang mọi thứ về cho con”. Đó là giấc mộng mà người gượng ép giao cho ta.
Trong trí nhớ, Thượng Trữ hoàng huynh luôn mỉm cười gọi ta: “Cửu đệ”. Thứ lỗi cho ta khi còn bé lần nào cũng vô lễ và ngang bướng. Nụ cười chân thành tha thiết mà hiền lành này. Huynh ấy là huynh trưởng duy nhất mà ta kính trọng.
Mặc dù thế lực sau lưng huynh ấy không có quyền cao. Tất cả hoàng tử vướng phải phụ hoàng mặc dù đều không phục, nhưng cũng chỉ thầm nghiến răng nghiến lợi. Tình huống này kéo dài mãi đến khi sức khỏe phụ hoàng bắt đầu suy yếu.
Đúng lúc, năm đó, Tam hoàng huynh Thượng Nhân, Tứ hoàng huynh Thượng Ân ở lại kinh đô đã lâu trước sau lần lượt được phong vương ở Huệ Châu Nam Vực và Thương Châu ở Đông Vực. Phụ hoàng tạm giao triều chính cho Thái tử. Nếu đổi lại là ta, đây là thời cơ tuyệt vời để bài trừ đối thủ. Tiếc là hoàng huynh bản tính vốn lương thiện, khoan dung, xử lý chính sự lại không đủ quyết đoán và sắc bén, cộng thêm mấy tháng hạn hán vào mùa xuân ở Bắc Vực, vua dân trên dưới đều hỗn loạn. Tính tình hoàng huynh thập toàn thập mỹ lại khiêm tốn không đủ tài giỏi, vì thế trả mọi thứ lại hết cho phụ hoàng, vào lúc này đây mẫu thân của ta xuất hiện.
Mẫu thân bằng binh quyền nắm trong tay Từ gia, thay triều đình dẹp loạn, Từ gia cũng nắm công đầu.
Trước lúc này, tất cả mọi người tựa hồ đều quên đi Cửu hoàng tử nhỏ tuổi nhất là ta.
Vĩnh Khánh năm thứ ba mươi mốt, phụ hoàng băng hà. Ta mười hai tuổi.
Một đêm kia, mưa to mưa tầm tả. Mẫu thân ở ngoài Khang Ninh điện ôm lấy ta. Hai tay rõ ràng đang run rẩy, không biết là vì giết chóc mà sợ hãi hay là vì đoạt được thiên hạ một cách dễ dàng mà kích động. Đột nhiên nhớ tới gương mặt xinh đẹp chỉ mới có bảy tuổi kia, ta đã đoạt hết mọi thứ của hắn.
Tháng tư đăng cơ, định niên hiệu, là Vĩnh Yên.
Bảy vị huynh trưởng còn lại, đang còn ở kinh thành, đều thụ phong biên vực. Phong vương vị xong, cắt đất giảm hộ, giánglàm quận hầu. Hơn nữa mãi mãi cũng không được quay về kinh đô.
Tuy rằng tuổi còn nhỏ, nhưng mẫu thân nói: “Hoàng đế lập hậu, là việc quan trọng của quốc gia”.
Vì thế, mùa xuân năm Vĩnh Yên thứ hai, ta cưới cháu gái đích trưởng của Thái tể Vương Cơ, Vương Tiêu Tương làm vợ, phong làm hoàng hậu. Đây đương nhiên cũng là sắp đặt do mẫu hậu cân nhắc. Vương Cơ là trọng thần tam phẩm, văn võ bá quan trong triều nhiều người đều xuất từ môn hạ của hắn.
Đến lúc này, vua dân trên dưới lại bắt đầu dị nghị.
Khi đó ta mười ba tuổi, Tiêu Tương mười bảy.
Ta nói: “Nghiêu đế Thượng cổ gả hai cô gái Tiêu, Tương cho Thuấn, nhường ngôi đế vị. Thuấn đế lòng mang thiên hạ, được người đời sau tôn sùng là thánh hiền minh quân. Không biết hai chữ Tiêu, Tương này, ta phải chăng cũng xứng đôi”.
Nàng nghe xong, chỉ cười không nói, trầm mặc một lát mới chậm rãi nói: “Từ xưa minh quân, không xấu miệng không phải minh đức, không yên lặng không đến nỗi xa, không khoan dung không phục thù, không hiền hậu không thương dân chúng, không ngay ngắn không quản thúc rượu”.
Khiến ta kinh ngạc không phải là vì nàng có tri thức hiểu lễ nghĩa, mà là một câu dạy người làm vua kia xuất phát từ trân phẩm “Hoài Nam tử” của đạo gia tích góp lại, ở triều đại nho giáo độc tôn của ta, đây đều được coi là sách cấm.
Ba năm sau, ta mới chính thức cùng nàng sinh hoạt vợ chồng.
Tiêu Tương là một cô gái biết đạo lý, lễ nghi với những người làm quan cao, tướng mạo đoan trang thanh lịch, còn có tên của nàng, tựa hồ tất cả đều sinh ra để làm quốc mẫu. Nàng cũng không làm trái ta, xử sự khoan hồng, những việc không nên nói cũng không nói nửa câu, quản lý hậu cung yên lặng như nước. Cho dù nhiều năm qua chưa từng làm tròn đạo con rễ, Vương Cơ cũng không ngượng ngùng. Mà mẫu hậu ta cũng chưa hề oán giận nàng.
Khi cục diện khó khăn Vương thị một nhà tương trợ, mẫu hậu nói người ghi tạc trong lòng. Ta không biết đây có phải là một câu nói thật hay không.
Chỉ là, ta không thương nàng.
Mẫu hậu nhìn ra manh mối nói: “Hoàng thượng, nữ nhân hậu cung, có lẽ sẽ không vì yêu mà sinh con”. Lúc nói ra những lời này, vẻ mặt khác thường. Ta biết, mẫu thân dùng biết bao năm tháng mới ngộ ra đạo lý như vậy.
Vừa được mười tám tuổi, mẫu hậu thu hồi rèm che phía sau hoàng tọa ở đại điện, giao quyền hành lại cho ta.
Rất nhiều văn nhân mặc khách đều khinh miệt quyền thế.
Chỉ là, khi ngươi có thể thản nhiên mà hiệu lệnh thiên hạ, khi ngươi chỉ cần vung tay là nắm quyền sát sinh của hàng trăm vạn người, khi những vương công chư hầu vênh váo tự đắc cũng đều phải quỳ xuống đất thần phục ngươi. Đó là một thứ hư vinh khoái chí và thỏa mãn dã tâm phóng đãng biết bao. Mọi thứ rắc rối chán ngán, chính sự vụn vặt so với nó đều chỉ là nhỏ bé không đáng kể.
Người chưa từng được nếm thử qua, sẽ mãi không biết được.
Cho nên, thế cho nên sau khi đăng cơ bảy năm, ta mới bắt đầu cảm kích mẫu thân của ta.
Xa xa có bóng kiếm chói mắt trong tuyết, chớp động rất nhỏ trên cây, cẩm y hồng của đội cáo đen vọt ra khá nổi bật trong tuyết. Đây cũng là cao thủ cung đình được lựa chọn kỹ trong ngàn người, vẫn luôn thầm bảo vệ ta. Và quan sát xung quanh. Bọn huynh trưởng của ta đều có dị tâm, giết bằng thuốc độc, ám sát, không ngừng gợn sóng. Khảo vấn xét hỏi thích khách, bất quá chỉ là vật hi sinh cho sự cấu xé lẫn nhau của giới chính trị, mà còn liên lụy mấy vạn, lần nào kinh đô cũng đều sẽ có cơn sóng lớn, chấn động cả vua và dân. Vì thế, ta dứt khoát không tra không hỏi, giết là xong việc, cũng không công bố ra bên ngoài.
Chợt nhìn thấy Minh Liên đang dắt ngựa theo sau chính là Hạ Lan Tuần. Hắn là người mà năm đó lúc ta nỗ lực khôi phục khoa cử, lần đầu tiên thi đình trúng tuyển. Hắn mang vẻ vui mừng, nói “Hoàng thượng quả là dự đoán như thần, sự việc quả có chuyển biến mới”.
Ta lại bình tĩnh nói: “Thành bại còn phải dựa vào lần hành động này, khoan hãy vui quá sớm”. Đột nhiên nhớ tới chuyện ban nãy, đưa miếng ngọc “Tử Cẩn” cho hắn xem. Hỏi: “Có nhận ra không? Vậy này”.
Hắn cẩn thận quan sát, suy tư một lúc mới thử trả lời: “Chẳng lẽ đây là ngọc Thương Long mà trong sử sách ghi lại chăng?”.
Ta cười: “Quả nhiên không hổ là đệ nhất tài tử của đương triều ta”.
Sau đó, đặt miếng bích ngọc “Tử Cẩn” vào trong ngực, bước tới lên ngựa ở ngoài bìa rừng. Đi được một trượng khá xa, mới chợt nhớ ra chuyện hắn muốn làm, lại kéo ngựa quay đầu lại. chạy nhanh tới trước mặt Hạ Lan Tuần mới ghìm cương, dừng lại. Hai chân trước của ngựa giơ lên cao, thét dài một tiếng, sau đó đứng yên tại chỗ.
Ta vừa điều khiển ngựa vừa nói với Hạ Lan Tuần phía dưới: “Ngươi lệnh cho Hứa Viễn phái người đến Nam Vực Tấn nam hầu thăm dò Uất Tử Cẩn xem, nhớ tránh để lộ”.
Nghe khẩu âm của nàng giống như người Đông vực, nếu nàng quả thật có dính dáng gì đến Uất Tử Cẩn, liền có sở dụng khác, là ta không thể chạm.
P/s: Mình thấy Mẫu thân Uất Thượng Duệ bà này quả là người rất thông minh, biết chờ thời nắm bắt thời cơ.

Không có nhận xét nào :