PHÙ SINH LUYẾN - CHƯƠNG 01
CHƯƠNG 01
CHUYỂN NGỮ: THANH THANH
Một ngày kia, từ biệt Cẩm Lạc hồ. Bên kia bờ Sở Tần, Sở Trọng đưa lưng về phía chúng tôi, canh ở đầu cầu, dẫn ngựa chờ. Ở trên cầu, chàng hỏi tôi:
“Ta chưa bao giờ coi nàng là tỷ tỷ, ta vẫn luôn nghĩ nàng cần phải biết, chỉ là vì sao nàng vẫn không chịu tin ta chứ?”.
Tôi cúi đầu, xoay người đi, không nói gì. Không đủ dũng khí để đối mặt với ánh nhìn chằm chằm của chàng.
Hồi lâu, chàng thầm nói: “Giờ ta đi Huệ Châu chưa biết tiền đồ ra sao, không biết khi nào mới có thể gặp lại nàng”.
Đúng vậy. Tôi biết rõ chàng phải đi làm chuyện mà vận mệnh chàng không thể vứt bỏ, tôi cũng có lý do quật cường của riêng tôi, lý do này trong mắt bọn họ có lẽ nhỏ bé không đáng kể. Có lẽ kiếp này cũng không thể được gặp lại nhau nữa, bọn tôi cũng đành bó tay.
Nghênh diện với cơn gió nhè nhẹ khẽ thổi phát qua trán tôi, tôi còn nghe được tiếng va chạm nhỏ trong ống tay áo thông qua làn váy mỏng.
“Ta để miếng ngọc này lại, nếu trong vòng năm năm thế cục Nam Vực có khác thường, lúc đó nàng đừng ở lại đây lâu, có thể đến Thái thú phủ Tương Châu, vị Tư Mã đại nhân đó là người quen cũ của phụ vương ta, ông ấy nhìn miếng ngọc bội này thì sẽ hiểu”.
Trong bóng ảnh mặt trời chiếu xuống mặt cầu, tôi thấy chàng chậm rãi đưa tay lên muốn chạm nhẹ vào tóc tôi bỗng chốc lại buông xuống, sau đó, thở dài, xoay người rời đi.
Trước kia chàng hiếm khi nói với tôi quá ba câu, tôi để ở trong lòng đến giờ cũng nhớ rõ từng chữ.
Rong dưới đáy hồ yên tĩnh lay động, bông liễu bên bờ bay tán loạn. Tôi đứng đó, nước mắt chảy dài trên mặt không ngừng nhỏ giọt, không dám quay đầu lại…
Tận lúc đầu cầu có hương thân đi vào, tôi mới cuống quýt lau khô nước mắt. Xoay người lại nhìn chiếc ngọc bội chàng đặt trên lan can cầu, xanh biếc ướt át, sáng long lanh. Chàng từng kể với tôi, ngọc tên “Tử Cẩn”, là tổ phụ giao cho lúc chàng mới sinh ra.
Tử Cẩn, cũng là tên của chàng.
Rồi sau đó, trong không trung bỗng có mưa, chỉ là bầu trời vẫn còn sáng sủa, cơn mưa bụi mịt mù bị gió tát vào mặt nghe mát rượi.
Tôi quanh quẩn bên hồ Cẩm Lạc, nhớ lại một ít chuyện thời thơ ấu.
Năm tôi tám tuổi, cha đột nhiên từ quan dẫn theo cả nhà về quê, đất ruộng và nhà đều ở quê, cuộc sống lúc đó còn giàu có. Có một lần, cha xa nhà nửa tháng khi về, mang theo một cậu bé. Cha nói với nương. Từ nay Khởi Tử Cẩn tạm thời sẽ ở lại nhà chúng ta. Sau đó quay đầu gọi tôi sang. Nguyệt Nhi, con lớn hơn Tử Cẩn một tuổi cho nên sau này phải chăm sóc tốt cho đệ.
Lúc đó Tử Cẩn đứng sau lưng phụ thân tôi, mắt ngọc mày ngài, da dẻ trắng ngần. Tôi cũng không biết chàng nhỏ thế đã phải trải qua những chuyện đáng sợ gì. Trong mắt đầy hoảng sợ, bất an đánh giá mọi thứ xung quanh mình, tay níu lấy bố bào của phụ thân.
Vì thế, tôi bước tới, dắt tay hắn nói. Đệ là Tử Cẩn à? Tỷ tên Hạ Nguyệt, Mẫn Hạ Nguyệt. Lần đầu tiên, cảm thấy mình có trách nhiệm, tôi nghĩ, tôi phải bảo vệ chàng.
Trong nửa năm Tử Cẩn mới đến, ít giao tiếp với bất cứ ai, chỉ dùng ánh mắt như có như không nhìn lên trời. Không chỉ sợ người lạ, mà còn nhạy cảm. Trong bóng tối đệ ấy luôn níu chặt lấy tay tôi, hơi run sợ, không chịu buông ra. Còn Sở Tần và Sở Trọng đến Mẫn phủ cùng chàng một khắc cũng không rời khỏi Tử Cẩn, cứ như là bảo vệ báo vật nhân gian.
Dần dần, nếu có người chạm vai đệ ấy, đệ ấy cũng xoay người lại, gật đầu, thỉnh thoảng còn khẽ mỉm cười. Nhưng thân thể vẫn còn yếu ớt, nương không nỡ để đệ ấy đến trường chịu khổ. Phụ thân liền đến Lai Châu mời tiên sinh giỏi nhất đến giảng sách cho đệ ấy, bản thân tôi cũng thường hay kể cho đệ ấy nghe một ít chuyện thiên hạ và đạo đối nhân xử thế.
Không giống tôi. Tử Cẩn rất hiểu chuyện, cũng không lười biếng.
………
Lúc này một bàn tay mảnh khảnh cầm cây dù giấy màu tím che trên đầu tôi, tôi nhẹ nhàng quay đầu, là Hà Hương. Nàng lấy từ trong tay áo ra một chiếc khăn lụa mỏng màu xanh lau đi nước mưa trên mặt tôi. Giờ tôi mới phát hiện toàn thân mình đã ướt đẫm. Gượng cười.
Hà Hương nói: “Tiểu thư, sao cô lại lừa gạt bản thân mình làm gì. Cảm tình của thiếu gia đối với cô, người khác không hiểu cũng thôi đi, chẳng lẽ tiểu thư còn không tin tưởng vào mình sao?”.
Tôi nhìn nàng. Tôi chưa xác định được đây là cảm tình gì, nên không biết đáp lại thế nào.
Tôi có thể nói với ai đây? Chỉ có Hà Hương. Chỉ là nàng ấy còn quá nhỏ, rất đơn thuần. Nàng ấy không rõ.
Vĩnh Yên năm thứ mười một tháng mười một, Huệ Châu tiến về Nam Hầu do Úy Thượng Nhân dẫn đầu khởi binh đến Tứ châu Nam Vực, lấy di chiếu của tiên đế thảo phạt Mục Tông hoàng đế.
Tôi nhờ người bán hết ruộng nương, đuổi hết nha hoàn, cho gia đinh một ít ngân lượng về nha, sau đó cùng Hà Hương lên kinh đô phía bắc, mà không làm theo lời Tử Cẩn căn dặn.
Ngày ấy mặt trời gần xuống núi, thời tiết hơi lạnh, cây cối xa xa khô héo xào xạc, tôi ở trên xe ngựa khẽ vén màn quan sát Cẩm Lạc quận, quận thành mơ hồ nhanh chóng chìm ngập giữa trời chiều.
Sau nửa tháng bị xóc nảy, nhìn về phía tường thành kinh đô xa xa, cao lớn huy hoàng. Hoàng cung xa hoa như tung bay.
Thời khắc bước vào thanh ta hơi cảm khái, lại trở lại đây. Nhiều cảnh vật không khớp so với trong ký ức, chỉ là trong thành vẫn rộn ràng, phồn hoa như trước kia. Người đi đường áo gấm đai ngọc, lộng lẫy rực rỡ. Nữ tử trẻ tuổi, càn rỡ đi giữa chợ dưới ánh dương, mái tóc đen kịt, còn có dung mạo đặc thù của phương bắc cởi mở đan lẫn dễ thương.
Hà Hương từ nhỏ chưa được đến Cẩm Châu, đối mặt với mọi thứ ở kinh đô đều hết sức mới mẻ, suốt cả đường ca thán.
“Tiểu thư, nhìn kìa! Khách điếm lớn thật”.
“Tiểu thư, tiểu thư, cô xem nàng kia ăn mặc trang điểm qua diêm dúa”. Không ngừng lay lay cánh tay tôi.
Tôi không khỏi cười nói: “Được rồi, được rời. Cằm sắp rớt xuống rồi kìa”.
Hà Hương dừng chân lại, si ngốc nhìn tôi nói:
“Tiểu thư, cô cười rồi. Tốt thật, cười vẫn đẹp hơn, tiểu thư của trước kia hay cười, vừa ngang ngược vừa khó chơi”.
Thật không? Tôi theo bản năng sờ sờ hai má. Từ lúc nào tôi lại trở nên như vậy chứ? Phụ thân qua đời hay là lúc Tử Cẩn rời đi.
Hà Hương cười tiếp nói: “Lúc nào cái gì cũng nói rõ ràng đâu ra đấy, khiến cho bọn em ở bên cạnh nghe mà ngẩn hết cả người”.
Từ nhỏ, phụ thân đã rất thương tôi, theo lời của nương chính là sủng đến long trời lỡ đất. Sống chết kéo Tử Cẩn trốn học, bắt đệ ấy chép Từ phú phạt thay tôi. Mười lăm tuổi ức hiếp thuyết khách đến cửa cầu hôn, trong ba năm trong quận không ai dám mang sính lễ tới. Lúc thì tranh luận với phụ thân, hoặc là lật ngược phải trái, hoặc là phải lý không buông tha người, cha tức đến thổi râu.
Còn Tử Cẩn.
Vốn không thích nói chuyện nên đệ ấy cũng không tranh với tôi. Chỉ cần tôi nổi giận giận chó đánh mèo với chàng, chàng liền im lặng đứng một bên nhìn tôi, cười bất đắc dĩ. Nụ cười điềm tĩnh như ngọc, trong ánh mắt như có ánh sáng chiếu lên gương mặt tuấn tú, con ngươi trong suốt mà sáng ngời như hồ Cẩm Lạc ở quê hương.
Hà Hương hay nói. Khi thiếu gia ra cửa, có rất nhiều nữ tử nhìn thấy đều đỏ mặt xấu hổ.
Thế là ngay sau đó, tôi bèn lấy chuyện này ra chế nhạo chàng. Kỳ thật, tôi cũng hy vọng mình cũng là một trong những nữ tử bình thường thích chàng mà ửng đỏ hai má. Chỉ là tôi lẳng lặng giấu phần tình cảm đó vào sâu tận đáy lòng, nhấm nháp. Không cần gánh vác, không cần đối mặt, không cần lựa chọn, liền tự nhiên sẽ không đau lòng.
Đột nhiên, Hà Hương hét lớn lên: “Tiểu thư, bên kia có người diễn xiếc kia!”. Kéo tôi chạy đi.
Trong nháy mắt, bỗng có một thân ảnh màu xanh thoáng qua, phố xá ồn ào sầm uất bên tai tựa như đột nhiên yên lặng đi. Cảm giác đó, hơi thở đó, còn có khuôn mặt đó. Tôi thốt nên:
“Tử Cẩn!”.
Chàng tựa như không nghe thấy, vẫn lẩn trong đám người đi khuất xa. Tôi giãy khỏi tay Hà Hương, xoay người đuổi tới góc đường, chỉ là đã chẳng thấy chàng đâu, chỉ còn lại dòng người xa lạ đang qua lại như nước. Mà tôi sửng sờ đứng đó.
Hà Hương từ phía sau đi tới, “Tiểu thư, em nghe thấy cô gọi tên thiếu gia!”.
Tôi buồn bả như thất bại: “Chắc là nhìn lầm thôi, Tử Cẩn đệ ấy sẽ không tới những nơi thế này đâu”. Tuyệt đối sẽ không.
Dựa vào chút trí nhớ lẫn lộn hồi bé, hỏi thăm vài lần, rồi sau đó mới ở chỗ giao nhau của phố Cẩm Phúc và đường Trường Nhạc nhìn thấy bảng hiệu “Trữ Thiện Đường”.
Tôi bước vào trong, một tiểu nhị khoảng hai mươi tuổi ra nghênh đón hỏi: “Cô nương, xem bệnh hay bốc thuốc?”. Đập vào mắt tôi là mùi hương kỳ lạ của đủ loại dược liệu pha lẫn vào nhau, tôi không để ý đến hắn, chỉ nhìn mọi thứ xung quanh trong điếm.
Bên phải cửa hiệu là tủ dược và bàn tiếp nhận, song cửa sổ chạm khắc bên trái đặt một bàn trà nhỏ, trên mấy thúy bình trống trơn, bên cạnh là hai cái tay vịn của ghế tựa. Ngược lại với sàn nhà trên cửa che bố liêm, lúc gió cuốn mành nhấc lên xuyên qua khe hở trong phòng khách có thể nhìn thấy đình viện ngoài trời và hiên nhà bốn phía, nhỏ nhưng độc đáo.
Lúc này, một lão phụ nhân vén rèm bước từ trong ra, đầu tóc bạc phơ, đi đường có chút chậm chạp, khuôn mặt có hơi tương tự với nương. Tôi thử kêu lên: “Bà ngoại”. Bà ngẩng đầu, nhìn tôi, ánh mắt từ kinh ngạc biến thành kích động. Mặc dù trước đó đã có cho người gửi thư đến, dường như bà vẫn có chút khó tin.
“Bà ngoại”, tôi lại thử gọi.
“Nguyệt Nhi, là Nguyệt Nhi sao?”. Bà vươn hai tay, mở rộng vòng ôm, vì thế tôi đến gần rồi ôm chặt lấy bà.
Lúc đó, tôi cũng không biết, nam tử áo xanh thoáng qua trong ngõ nhỏ vừa rồi, có ý nghĩa thế nào trong sinh mệnh của tôi. Nhưng mà, nhiều năm sau tôi vẫn nhớ mãi cái nhìn thoáng qua của buổi chiều hôm nay. Cảm giác này cứ như là ánh mặt trời hừng hực của mùa thu ở kinh đô, thế cho nên cả đời cũng không né tránh được.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét