PHÙ SINH LUYẾN - CHƯƠNG 05
CHƯƠNG 05
CHUYỂN NGỮ: THANH THANH
Vào hai tám, thời tiết hơi ấm hơn.
Ban đêm, đột nhiên bị một tràng vó ngựa đánh thức. Lao vùn vụt trên những phiến đá tựa như là con đường bằng phẳng trong kinh đô. Từng hổi lại từng hồi, gấp rút lại dữ dội, như là dẩm nát lồng ngực khiến hô hấp cũng dồn dập hơn.
Tôi vốn là người dễ ngủ, nhưng nghe tiếng vó ngựa xa dần, lại không ngủ tiếp được.
Đứng dậy thấp đèn, nhìn đồng hồ cát trên án, chưa tới canh tư. Đêm còn rất dài.
Ngày hôm sau, sáng sớm bà ngoài đã chuẩn bị sân viên đâu vào đấy. Tôi biết hôm nay vị Uất công tử kia muốn tới.
Lần trước, lúc hắn đưa kim điền tới, còn nhân tiện tặng chút điểm tâm hỏi thăm bà ngoại. Mặc dù chỉ là những thứ bình thường, nhưng cũng tốn tâm tư. Hơn nữa lại không đường đột. Nói vài câu việc nhà với bà ngoại, dỗ người già vui vẻ, cười không khép miệng. Liền mời hắn hôm nay tới ăn cơm.
Thấy bà ngoại nhiệt tình, tôi biết tâm ý của bà. Có mấy lần nhắc đến hắn với tôi, tướng mạo cũng đẹp, lại biết lễ tiết, nếu không phải gia thế…
Tôi chỉ làm nũng giả bộ nghe không hiểu.
Thấm thoát đã đến gần trưa.
Trong cửa hàng lại còn đông khách. Nhà Tứ thúc có việc, tôi liền ra phụ giúp.
Có mấy tên tiểu nhị quen biết với khách, liền bắt chuyện nói.
“Đêm qua, không biết Nam Vực lại cấp báo quân tình gì”.
Tôi ngẩn người, nghĩ chỉ là việc vặt, nên quên mất chuyện tối đêm qua.
“Đúng vậy, đại nhân nhà ta, canh bốn bỗng nhận được thánh chỉ truyền tiến cung”.
“Nghe nói, quân đội Nam Vực đã tiến đến thành Ung Châu rồi”.
“Thật không?”.
Lúc này, Hà Hương bông chỉ tay ra ngoài phố: “Tiểu thư, Uất công tử đến kìa”.
Tôi nghe tiếng nhìn sang, quả nhiên là hắn, còn có cậu thiếu niên kia. Từ ngả rẻ đi đến dược đường.
Cả người vẫn là bộ đồ xanh, gương mặt mang theo vẻ thản nhiên mệt mòi, cũng không che được vẻ ngông cuồng kiêu ngạo.
Có vẻ như hắn cảm nhận được ánh mắt của tôi, đảo mắt nhìn tôi. Vẻ lo lắng và phức tạp trên gương mặt mệt mỏi chợt biến mất, lộ ra nụ cười âm áp như nắng.
Tôi cúi đầu né tránh.
Hà Hương dìu bà ngoại từ trong đường ra. Lão nhân gia vừa thấy hắn thì vui vẻ ra mặt, tiếp đón hắn ngồi xuống.
Hắn chắp tay nói: “Lão phu nhân, hôm nay trong nhà ra chút chuyện, nên đến chậm. Mong bỏ qua cho”.
Bà ngoại nói: “Đâu có, đâu có”.
Mời hắn ngồi xuống ghế sơn mài có hai tay vịn. Thiếu niên kia thì đứng ở sau lưng hắn.
Ngồi vào chỗ của mình xong, hắn nhớ tới cái gì, gọi: “Minh Liên”. Thiếu niên kia bèn cung kính đặt hộp gỗ trong tay xuống bàn.
Chắc Minh Liên là tên của thiếu niên đó, lạ lùng thật.
Hắn nói: “Lần trước thấy lão phu nhân không ghét bỏ, nên lại chuẩn chút điểm tâm, mời nếm thử”.
“Uất công tử khách khí rồi”. Để Hà Hương nhận lấy.
Tôi đứng ở quầy bên cạnh gẩy bàn tính để ý trướng, thầm kinh ngạc, hắn đối xử với người khác đều ra vẻ khuôn mẫu sao lại cứ hay làm khó dễ tôi thế.
Bà ngoại nói: “Vậy mời Uất công tử vào nhà truong nghỉ ngơi một lát?”.
Hắn liếc mắt nhìn tôi, thấy tôi còn chưa buông sổ sách xuống để tiếp đãi hắn, trả lời: “Để ta ngồi ở đây với Mẫn cô nương là được rồi”. Bà ngoại cũng hiểu ngay, gật đầu, trở về phòng.
Hà Hương mang trà lên, đặt trê cái kỷ nhỏ. Tôi bỗng nhiên nhớ tới cái kim điền.
Ngày ấy, bà ngoại từ chỗ Hà Hương biết được lời tôi, tới khuyên. Tôi biết, làm sao bà ngoại không biết lý do mà Uất công tử tặng trang sức cho tôi. Bà nói, Nguyệt Nhi, là một nữ nhi, cũng đừng kiêu kỳ quá, đúng không.
Vì thế, nên nhận lấy.
Tôi nghĩ, trừ lần đầu tiên mạo phạm hắn ra. Hầu như hắn cũng không có ác ý gì, có khi là lòng tốt. Thật ra là tôi rất…
Bà ngoại nói có lý. Ngoài cuộc tỉnh trong cuộc u mê. Hà Hương cũng đương nhiên hiểu.
Hôm nay hắn không nói nhiều như lúc trước, mang trà lên rồi lẳng lặng uống. Tôi thỉnh thoảng đưa mắt ngó hắn, chợt thấy hắn đang đứng dưới mái hiên xa xa, như đang nghĩ tới chuyện gì, vẻ mặt đạm mạc.
Lúc này, vài vị lão giả hay đến đường rảnh rang, ngồi trên cái ghế dài trước quầy nghỉ chân nói chuyện phím.
“Ai! Lại tiếp nữa, tới Nghi Thủy rồi, thêm hôm nay nữa chỉ sợ cũng phải một phân thành hai”.
“Nghe nói, thành trì Nam Vực đã bị quân khởi nghĩa chiếm đóng, dân chúng được miễn thuế ba năm. Thật thấu tình đạt lý”.
“Hoàng đế là ai đâu quan trọng, điều dân chúng muốn không phải là thứ này sao. Chỉ là Thái hậu hiện giờ tin phật, xây dựng rầm rộ, thuế nặng quá”.
“Chẳng qua, do Đương kim Thánh thượng có hiếu mà thôi”.
“Tôi có nghe một người quen từ Nam Vực về kể, quân khởi nghĩa kỷ luật nghiêm minh, không giẫm đạp lên hoa màu của dân chúng, cũng không giết người vô tội”.
“Thượng Trữ thái tử năm đó cũng rất được lòng người. Tiếc là…”.
“Thế tử Tử Cẩn này, tôi tính, nhiều lắm là mười chín. Có thể thống nhất đất nước sao?”.
“Quá nhỏ, quá nhỏ” có người xua tay.
Tôi dừng bàn tính, nhìn vị lão giả kia. Ông ta là tiên sinh dạy học ở thư viện đầu phố.
“Hứa lão tiên sinh, lời ấy sai rồi”.
Lão giả tóc bạc nghe thế, ngẩng đầu nhìn tôi.
Tôi hỏi: “Lão tiên sinh, cảm thấy Uất Tử Cẩn so với Tôn Trọng Mưu thế nào?”.
Lão vuốt vuốt chòm râu, ngước đầu suy nghĩ sâu xa: “Thế tử khiêm tốn yêu dân, chỉ dùng mấy tháng đã tiến thẳng đến Ung Châu, có thể thấy người này mưu sâu kế mạnh, dụng binh như thần. Tôn Trọng Mưu là một tướng quân thời Đông Hán nào có thể so với long mạch của triều đại chúng ta”.
Tôi cười: “Tôn Trọng Mưu, được anh trai sắp chết giao phó, lúc hiệu lệnh Giang Đông, chấn chi Đông Ngô cũng chưa tới mười chín. Sau đó, dùng mười vạn quả quân ở Xích Bích đại bại trăm vạn Tào quân, năm mới hai bảy tuổi.
Lại nói tới Gia Cát Khổng Minh.
Lưu Huyền Đức tuổi tứ tuần năm tới Long Trung ba lần mời Không Minh, khi đó Ngọa Long tiên sinh cũng gần ba chín. Cho nên nói, hùng tài không thâm niên, anh hùng xuất thiếu niên”.
“Chuyện này…”. Mọi người nhất thời cũng không nói tiếp nữa.
Ngờ đâu lúc này, bà ngoại ở phía sau nghe thấy, vén rèm đi ra.
“Một cô gái, sao lại ở đây cuồng ngôn chuyện triều đình. Nghe nha hoàn sau viện nói, tiên sinh đã đến đây. Chuyện thiên gia, không tới lượt cháu nói”.
Giọng nói mang theo nghiêm khắc. Người nhạy cảm sẽ nghe hiểu, lời bà ngoại dạy bảo tôi cũng nhắc nhở người khác.
“Đúng, đúng, đúng”, có người gật đầu. “Lão phu nhân nói rất đúng”.
Tiếp đó mọi người liền lần lượt tản đi. Mà hắn vẫn trước sau không lên tiếng.
Dùng cơm trưa trong nhà chính xong. Hắn đứng dậy phải đi, bà ngoại giữ hắn lại: “Để Nguyệt Nhi chơi cờ với ngài”.
Hắn lập tức vui vẻ ra mặt trả lời: “Được!”.
Tôi không cự tuyệt, người tới là khách.
Hắn nói: “Trong nhà chính gió lớn, không bằng vào sương phòng của cô nương chơi cờ thế nào?”. Tôi thầm nghĩ bụng, tên này thật là đánh chết cái nết không chừa. Bất quá trong phòng cũng không có gì không thể để người khác thấy, cũng đáp ứng.
Hà Hương xếp cờ cờ xuống bàn, xong xuôi ra đứng sau lưng tôi.
Hắn nhìn Hà Hương: “Cô gái nhỏ này thật khôn khéo, gọi là gì?”.
“Nô tìtênHà Hương, là nha hoàn của tiểu thư”. Hà Hương cười ngọt ngào, vờ cúi chào.
Hắn lại nói: “Tiểu thư nhà ngươi hình như lúc nào cũng không vui vẻ cho lắm”.
Hà Hương cúi đầu nhìn tôi, thở dài, ánh mắt ảm đạm hẳn, không đáp lời. Hắn cũng không hỏi nữa.
Mình Liên đóng cửa phòng, đứng canh. Dù sao cũng là hạ nhân nhà giàu, quay củ rất nghiêm.
Hắn giữ quân đen, tôi chọn quân trắng.
Hắn đưa tay vào trong hộp cờ làm từ cây tử đằng, kẹp một quân cờ đặt xuống bàn. Tay hắn không thon dài giống như tay Tử Cẩn, mà rắn chắc hơn, các đốt ngón tay nhô lên, gầy có lực.
Đợi tôi bình tĩnh lại, hắn dường như cũng không suy nghĩ liền bình kịch. Tính trước kỹ càng.
Trong tiếng “Bộp” thanh thúy, nghe hắn nói: “Mẫn cô nương, hay đọc ‘Tử hư – Thượng lâm phú’[1] sao?”.
Tôi mới chợt thấy trên án còn một sách chưa cất.
Tôi trả lời: “Đúng. Thơ của Tư Mã tiên sinh, hào hùng tráng lệ, thỏa thuê siêu phàm, không ai sánh kịp”.
Hắn nhíu mi: “Còn đại nhân phú của ông ta thì sao?”.
Tôi nói: “Bài đó là do Hán Vũ hoàng đế bức bách viết cho có lệ. Câu chữ vụng về!”.
Hắn cười sang sảng: “Từ xưa hoàng đế đều thích nghe lời hay, nói vậy. Tư Mã Tương Như cũng không tránh khỏi”.
Có lẽ bình thường không có ai hưng trí thảo luận như Tử Cẩn vậy, cho nên cũng rất thích thảo luận với hắn.
Tôi vừa nhặt một quân cờ trắng xem tình hình chiến đấu trên bàn, vừa nói: “Huống hồ, Tư Mã tiên sinh và Trác Văn Quân, lưỡng tình tương duyệt, đêm khuya bỏ trốn, mở một cửa hàng bán rượu nhỏ ở Ích Chây. Tài tử giai nhân, quả là giai thoại”.
Đặt quân cờ trắng xuống còn chưa kịp nâng lên, tay trái của hắn đã để trên tay phải của tôi, mỉm cười nói: “Ta cũng sáng cầu sẽ có một ngày có thể được cùng cô nương hợp tấu một khúc ‘Phượng cầu hoàng’”.
*Khúc Phượng cầu hoàng của Tư Mã Tương Như vừa gảy vừa hát cho Trác Văn Quân,Trác Văn Quân nghe được tiếng đàn, lấy làm say mê, đương đêm bỏ nhà đi theo ông.
Tay tôi đặt trên bàn cờ, dưới tay là quân cờ lạnh lẻo, trên tay là lòng bàn tay ấm áp của hắn. Rồi sau đó nhẹ nhàng rút tay về, hắn lại giữ lại. Vì thế, những con cờ đen trắng và mọi thứ trong lòng tôi đều bị quấy loạn lên.
Hắn bỗng dưng nhớ tới chuyện gì nói: “Thật ra, trong dã sử có ghi lại, Tư Mã Tương Như chết vì bệnh phong nguyệt”.
Tôi còn cố rút tay về: “Vậy cũng coi như chết có ý nghĩa”.
“Ha ha”, hắn chợt cười to, ‘Chết có ý nghĩa, hay cho một câu chết có ý nghĩa!”.
Tiếp đó, vừa dùng trí nhớ kinh người xếp những con cờ đã bị lộn xộn lại như cũ. Vừa nói: “Đến Tết nguyên tiêu ở bờ sông ngoài thành có đốt pháo hóa. Muốn nàng cùng đi xem”.
Hắn nói cũng không thèm hỏi, tựa như đang nói một chuyện mà hắn đã quyết định cho người khác nghe mà thôi. Rồi lại chữ chữ tự nhiên, khiến người ta không thể làm trái.
Hà Hương hỏi: “Pháo hoa không phải chỉ ở Tây Vực mới có thể xem sao, trân quý như vậy dân chúng cũng được xem sao? Huống hồ lại không nghe ai nói tới. Làm sao công tử biết thế?”.
“Ta không biết, mới rồi ta chỉ nghĩ vậy thôi”. Ánh mắt hơi mỉm cười, có chút thần bí.
[1]Tử hư phú và Thượng lâm phú của Tư Mã Tương Như người thời Hán.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét