Vì những câu chuyện hoàn

PHÙ SINH LUYẾN - CHƯƠNG 04

Không có nhận xét nào
CHƯƠNG 04

CHUYỂN NGỮ: THANH THANH


Nhìn lại Di Sơn, sương mù bay.
Núi ẩn trong mây, rừng ẩn trong sương.

Hình ảnh nam tử áo xanh lại trở nên không chân thực. Bất giác lấy ngọc bội trong tay áo ra ngắm, ngọc của Tử Cẩn, cũng may không có gì sứt mẻ.
Đột nhiên, lại ngửi thấy hương cỏ xanh cùng ánh nắng ấm đan vào nhau. Tôi nghĩ, mới đặt trong người hắn có một ngày mà đã ngấm hơi thở của hắn rồi.
Hà Hương dường như mới chợt nhớ ra điều gì cao giọng nói:
“Tiểu thư, cô quên nói cho vị Uất công tử đó chúng ta ở đâu rồi, làm sao hắn đến khám bệnh được chứ?”.
“Em còn lo hắn không chịu đến à?”. Huống hồ hắn còn là người làm quan, thân phận đặc thù. Không nên có dính dáng nhiều.
“Hà Hương lại không thấy hắn đáng ghét cho lắm”.
Tôi dừng lại, có chút giật mình hỏi.
“Vì sao?”.
Hà Hương nở nụ cười, “Hiếm thấy ai có thể ép tiểu thư nói ra phương danh, so với tiểu thư quả là kẻ tám lạng người nửa cân”.
Tôi vỗ nhẹ lên đầu nàng, trừng mắt nói: “Nha đầu chết tiệt!”.
“A!”.
Nàng kêu ra tiếng, không phục lắm, lùi lại phía sau.
Chốc sau, vẻ mặt lại hưng phấn đuổi theo tôi.
“Thật ra, hắn còn khiến cho tiểu thư giống như trước đây…”. Nàng chợt lén đưa mắt nhìn tôi, không dám nói tiếp.
“Ngang ngược, vô lý hay không buông tha cho ai. Có phải không?”. Tôi tức giận giúp nàng nói tiếp những lời không hay còn lại phía sau.
Hà Hương lè lưỡi nghịch ngợm, tôi lại giơ tay gõ vào đầu nàng.
Lúc này đây.
Bông tuyết, lại rơi xuống mà không chút báo trước. Trải đầy dưới mặt đất, như những cánh hoa lê sum suê ở quận Cẩm Lạc. Tôi nhìn lên khoảng tuyết không, tay nhẹ nhàng cầm miếng ngọc bội lạnh ngắt.
Nương qua đời vào ngày xuân.
Tôi trốn trong rừng khóc.
Tử Cẩn ở sau lưng. Chàng yên lặng đứng cạnh trông chừng tôi không lên tiếng.
Rất, rất lâu sau, sắc trời dần tối đi.
Tôi lau nước mắt, xoay người hỏi chàng. Phải chăng sẽ có một ngày, phụ thân và Tử Cẩn cũng sẽ rời khỏi tôi như thế.
Gió thổi bay những cánh hoa lê rớt trên tóc. Chàng đứng dưới tàng hoa lê, khuôn mặt tuấn tú như bảo thạch, ánh mắt trong suốt, sáng ngời. Chàng giơ tay bẻ một nhánh lê trắng như tuyết bên cạnh. Bước tới, cài lên tóc tôi.
Chậm rãi nói.
Không bao giờ. (Mãi không).
Chàng luôn dùng những câu chữ ngắn gọn nhất để biểu đạt tâm tình của mình, luôn khiến người ta xúc động đến rơi nước mắt.
Tử Cẩn không phải là một người xấu xí giỏi bồi hồi nơi thế tục, trong mắt tôi đôi khi chàng như một hồ nước trong veo vào mùa xuân ở quê nhà. Chàng là như vậy, bởi vì từ lúc chàng sinh ra đại biểu cho không cách nào lựa chọn cuộc sống riêng của mình. Cho dù, câu chuyện cũ phủ đầy bụi này đã qua đi nhiều năm.
Vào mười lăm tháng chạp, người đến xem bệnh không nhiều lắm, thời tiết mùa đông lạnh đến mức khiến con người ta không muốn ra khỏi phòng. Tôi cũng bắt đầu theo Trần Tứ thúc học ghi sổ sách, khi trong điếm không đủ người thì phụ giúp. Tứ thúc vốn là bà con xa của ông ngoại, từng làm ăn nhỏ ở Tây Vực nhưng tiếc là thất bại. Cả nhà từ nơi khác quay về no ấm cũng là vấn đề, cũng không tinh thông y lý, vì thế đến quản xuyến sổ sách ở trong điếm, dù sao là người trong nhà, cũng yên tâm hơn. Bà ngoại lại còn cảm thán, ủy khuất tôi, để một cô nương xuất đầu lộ diện ra ngoài. Tôi thì lại không để ý cho lắm.
Tôi thích nghe Tứ thúc nói chuyện, làm việc chung quanh thúc, coi như cũng biết được nhiều người. Khi thúc với người khác tán gẫu bất luận là chuyện gì, cuối cùng đều tổng kết thêm một câu. Ai, ngoại thích thích đương quyền, xã tắc bất hạnh. Giống như đây là nguồn gốc của mọi tội ác. Khi đó, tôi cũng không hiểu cho lắm, cứ tưởng thúc chỉ ngoại thích chính là nhà mẹ đẻ của hoàng hậu đương triều.
Buổi chiều, bà ngoại sang Mễ Điếm của Vương gia nhà bên về, kích động vào phòng nói với tôi: “Vương thẩm con nói, cửa hàng châu báo ở hẻm Minh Khương mới nhập hàng về. Nguyệt Nhi cũng đi chọn vài món trang sức đi, sang năm mới cũng nên sắm sửa đồ mới”.
Tôi chỉ cười lắc đầu: “Không cần đâu, bà ngoại. Cũng đâu có đi gặp ai”.
Bà ngoại đâu chịu theo ý tôi: “Ai nói chứ. Mau đi nhanh lên”.
Tôi từ chối không được, đành phải ra ngoài với Hà Hương.
Đường xá vẫn ồn ào náo nhiệt.
Ông chủ trong điếm nhiệt tình lấy ra nhiều món trang sức đặt lên quầy.
Bông tay, vòng ngọc, vân trâm, bộ diêu, châu hoa… Mỗi thứ bài một chỗ riêng. Rực rỡ muôn màu, quang hoa chói mắt.
Tôi lại chỉ thấy thích mỗi cái điền tử nhỏ.
Bộ diêu
Bộ diêu
Châu hoa
Châu hoa
Điền tử
Điền tử
Những bông hoa hình tròn trên đó được làm từ những mảnh vàng nhỏ.
Xung quanh cái nhụy là một bông hoa hướng dương, chia thành tám đóa hoa khác nhau, trong mỗi cánh hoa đều lõm xuống. Chỗ nhô lên dùng tơ vàng xếp thành vân lưới, bên cạnh mỗi cánh hoa, lại dùng tám cánh hoa làm nền.
Mới thoáng nhìn, giống như một đóa sơn cúc kín đáo đang hé ra.
Ánh mắt của tôi cũng không di chuyển được, đưa tay cầm nó lên.
Chủ quán là mộtngười làm ăn khôn khéo, vóc người hơi béo. Nhìn thấy tình huống này vội vàng phụ họa.
“Cô nương quả là có mắt nhìn. Cái kim điền này là món tốt nhất của bổn điếm, cả kinh đô chỉ có một cái”.
Tôi vốn chỉ định đến xem, làm có lệ cho bà ngoại thế thôi. Đáng tiếc lại có nói thế nào thì cũng chỉ là một cô gái nhỏ, cũng thích cái điền tử này.
Tôi giương mắt hỏi: “Bao nhiêu tiền?”.
Gương mặt béo núc của lão lấn ánh mắt thành một đường, nói: “Trân phẩm của Phúc Châu Phóng Vũ Hiên”, giơ tay ra trước mắt tôi, “Một trăm hai mươi lượng”.
Tôi thầm hít khí lạnh.
Một trăm hai mươi lượng, là một năm chi tiêu của một gia đình nghèo.
Nếu phụ thân còn trên đời, có lẽ tôi còn có thể ầm ĩ không chịu bỏ qua.
Tiếc là…
Tôi gượng gạo cười cười với chủ quán, nói: “Để xem cái khác đã”. Mang theo xấu hổ.
Bỗng dưng, sau lưng tôi có một giọng nói hơi quen thuộcvang lên: “Món đồ gì thế, cho ta nhìn với”.
Tôi quay đầu, lại là hắn.
Áo xanh, hoa mai, nụ cười xán lạn như ánh mặt trời chiếu xuống.
Là thiếu niên trắng trẻo mà tôi gặp vài ngày trước đó.
Hắn nói xong, đoạt lấy cái kim điền trong tay tôi.
Tôi vốn định để xuống, nhưng thấy hắn đoạt vô lễ như vậy, lại khơi cơn giận của tôi lên, buông ra thì quá dễ dàng cho hắn. Nói: “Thỉnh công tử buông tay”.
Hắn lại hỏi chủ quán: “Bao nhiêu tiền, ta mua”.
Chủ quán thấy hắn giống người ra tay hào phóng, cúi người: “Một trăm hai mươi lượng. Để tiểu nhân gói cho ngài”. Nói xong dùng ánh mắt nhỏ như mối nối nhìn tôi, ý bảo đừng cản đường làm ăn của hắn.
Tôi nhỏ lớn nào có chịu loại ủy khuất thậm chí là khi dễ như thế này, càng dùng thêm sức, chết cũng không buông ra, nói: “Ta cũng không có nói là không mua”. Khẩu khí cũng không chút lo lắng.
Vì thế, hắn cầm đầu điền, tôi cầm đuôi điền.
Giằng co.
Hà Hương đứng cạnh cũng hỗ trợ nói: “Uất công tử, ngài là một đại nam nhân mua món trang sức này làm gì?”.
“Mua cho cô gái ta thích, cho nên còn xin Mẫn cô nương đa tạ”. Câu nói này cười như không cười, còn bỗng dưng dán mặt lại gần, nhìn tôi chằm chằm.
Ánh mắt cách tôi chỉ có hai tấc, trên con ngươi của hắn hiện lên tôi, sắc mặt tái nhợt.
Một khắc đó, tim tôi đột nhiên thắt chặt, cảm giác khác thường truyền xuống hai tay rồi lan ra khắp người. Dần dần buông thỏng hai tay của mình.
Hắn hài lòng lấy cái kim điền, cầm trong tay thưởng thức, nói: “Ta không thể cứ nhưởng cô mãi”.
Trên đường, chốc chốc Hà Hương lại cúi đầu nói: “Tiểu thư…”. Cái gì cũng không nói nữa. Tôi biết nàng khó chịu, vì gia cảnh lúc này, mà tôi cũng không phải chỉ bởi vì chuyện này.
Nàng dù sao cũng là một đứa nhỏ không che giấu chính mình.
Tôi thì ngược lại đàm nhiên hơn: “Dù sao ta cũng không thích”. Vẻ mặt thoải mái dắt tay nàng nói: “Chúng ta đến phố Ngọc Hoa mua cho em hộp son đi”.
Thật ra, trong lòng cũng không bình tĩnh được như trên mặt. Trong người đủ thứ cảm xúc phức tạp lẫn lộn giao nhau, khuếch đại. Tư vị khó nói nỗi.
Trở lại “Trữ thiện đường”. Bà ngoại thấy tôi liền nói: “Có một vị Uất công tử chuyển hộp này đến, nói là vừa rồi con quên ở điếm trang sức. Sao lại không cẩn thận vậy, ta để trên bàn trong phòng con”.
Tôi với Hà Hương, nhìn nhau, tiếp đó đều vội vã chạy vào phòng.
Đẩy cửa ra, trên bàn tròn đặt một cái hộp gấm được chế từ gỗ đàn hương.
Mở ra.
Quả nhiên là cái kim điền kia.
Tôi đứng yên tại chỗ, lặng một hồi, mới nhẹ nhàng đậy lại, nói: “Ngày khác, trả lại cho hắn”.
Hà Hương rất kinh ngạc: “Em còn nghĩ tiểu thư sẽ rất vui đó chứ”.
Tôi cười ảm đạm, khóe miệng hàm chứa chua xót, vẫn là tư vị khó nói như lúc nãy.

Không có nhận xét nào :